Thỉnh thoảng đi ngoài ra máu có sao không? Có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu

Chào bác sĩ,

Tôi năm nay 48 tuổi. Hơn một tháng trở lại đây tôi phát hiện mình thỉnh thoảng đi ngoài ra máu, máu chảy ít, hôm có hôm không. Nhưng ngoài bị đi cầu ra máu thì tôi không phát hiện thấy biểu hiện gì khác cả, tôi vẫn làm việc và sinh hoạt bình thường. Nhưng vấn đề làm tôi lo lắng là hơn một tháng nay đi ngoài ra máu ở tôi vẫn không hết hẳn. Bác sĩ cho tôi hỏi tôi bị thỉnh thoảng đi ngoài ra máu như vậy thì có sao không? Liệu có gây nguy hiểm gì hay là tôi đang mắc bệnh gì không?

Tôi xin cảm ơn!

Chào bác Minh Thái,

Xin cảm ơn câu hỏi của bác. Với thắc mắc “Bị thỉnh thoảng đi ngoài ra máu có sao không? Liệu có gây nguy hiểm hoặc đang mắc bệnh gì không?” của bác, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Thỉnh thoảng đi ngoài ra máu có sao không?

Đi ngoài ra máu hay còn gọi là đi cầu ra máu là chứng rất nhiều người mắc phải. Chứng này biểu hiện qua người bệnh khi đi đại tiện phát hiện có máu đi kèm. Máu có thể chảy ra cùng phân, không lẫn vào phân hoặc máu lẫn vào phân (khiến phân có màu đen), máu chảy nhiều hoặc ít, mức độ xuất hiện thường xuyên hoặc không thường xuyên tùy vào từng nguyên nhân khác nhau.

Đi ngoài ra máu có sao không?

Đi ngoài ra máu xảy ra hai trường hợp: Đi ngoài ra máu có thể tự khỏi và không tự khỏi.

  • Nếu bệnh tự khỏi sau thời gian ngắn xuất hiện (khoảng từ 3 – 5 ngày) thì đi ngoài ra máu không gây nguy hiểm. Nguyên nhân có thể do sự thay đổi đột ngột trong sinh hoạt hoặc người bệnh ăn thức ăn lạ khiến cơ thể không ổn định. Sau thời gian ngắn cơ thể tự cân bằng và chứng này tự biến mất.
  • Và ngược lại, đi ngoài ra máu cũng có thể gây nguy hiểm khi bệnh không tự khỏi và ngày càng diễn biến nặng hơn. Chúng làm cơ thể mất máu nhanh chóng, gây ra các chứng bệnh khác như: thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi kéo dài, bị ù tai, hoa mắt chóng mặt… khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng.

Đi ngoài ra máu cảnh báo những bệnh gì?

Đi ngoài ra máu nhưng không tự khỏi nguyên nhân chủ yếu thường liên quan đến các bệnh về trực tràng – hậu môn như:

Bệnh trĩ: Theo thống kê của Viện Johns Hopkins (Maryland, Mỹ) tỉ lệ người bị đi ngoài ra máu do bệnh trĩ gây ra chiếm hơn 60% (năm 2017). Các đám rối tĩnh mạch trĩ trong vùng hậu môn, trực tràng giãn nở quá mức khiến máu tươi có nơi lưu trữ (là các búi trĩ) và chảy ra bên ngoài mỗi khi người bệnh đi đại tiện. Máu thường có màu đỏ tươi. Bệnh trĩ thường gặp nhất ở hai dạng: trĩ nội và trĩ ngoại (hình thành ở bên trong và bên ngoài vùng trực tràng – hậu môn).

Đi ngoài ra máu cảnh báo các bệnh về trực tràng – hậu môn

Bệnh viêm loét đại tràng: những vết loét có thể xảy ra ở đại tràng lên, đại tràng xuống, đại tràng ngang, đại tràng sigma hoặc trực tràng và rỉ máu làm gây ra chứng đi ngoài ra máu. Máu này thường có màu đỏ thẫm hoặc lẫn vào phân (khiến phân có màu đen). Nếu không được điều trị tận gốc, bệnh có thể gây nhiều biến chứng, đau đớn cho người bệnh thậm chí có thể gây vỡ đại tràng. Hiện nay, Y học vẫn chưa xác định được chính xác được nguyên nhân chính gây ra viêm loét đại tràng, chỉ biết rằng nó có sự liên hệ mật thiết với chế độ ăn uống của chúng ta.

Bệnh ung thư đại trực tràng: ung thư đại trực tràng hay còn gọi là ung thư đại tràng, ung thư ruột kết. Đây là căn bệnh nguy hiểm có tỉ lệ tử vong rất cao ở cả Việt Nam cũng như trên thế giới. Bệnh có thể do các khối u ác tính hình thành và gây bệnh hoặc do biến chứng từ nhiều căn bệnh khác như: viêm loét đại tràng, bệnh trĩ… khi không được điều trị kịp thời và triệt để. Cũng giống như viêm loét đại tràng, hiện chưa tìm ra nguyên nhân chính nào gây ung thư đại trực tràng. Bệnh có thể điều trị khi phát hiện bệnh từ rất sớm nhưng tỉ lệ này không cao do ở giai đoạn đầu bệnh hầu như không có biểu hiện ra bên ngoài.

Bệnh kiết lỵ: là tình trạng nhiễm trùng ở đại trực tràng (ruột già) do vi khuẩn Entamoeba histolyca hoặc Shigella gây ra. Ngoài triệu chứng đi ngoài ra máu, người bệnh còn có thể bị đau bụng dữ dội, tiêu chảy, phân có chất nhầy, … Đây là căn bệnh phổ biến, có thể điều trị được bằng nhiều loại thuốc có bán rộng rãi hiện nay.

Bệnh nứt kẽ hậu môn: là một vết rách nhỏ nằm trong ống hậu môn và gây đau, chảy máu khi đại tiện. Nguyên nhân gây bệnh thường do chứng táo bón lâu ngày, các cục phân rắn khiến hậu môn bị giãn quá căng khi đại tiện thường là nguyên nhân gây ra những chấn thương này. Nứt kẽ hậu môn có thể bị cấp tính (mới bị) hoặc mãn tính (xuất hiện 1 thời gian dài). Những bệnh nhân bị nứt kẽ mãn tính thường có da thừa ở vùng hậu môn, và những u nhú nhỏ nằm ở trong ống hậu môn.

Đi ngoài ra máu có thể gây nứt kẽ hậu môn

Bệnh polyp hậu môn: là những khối u lồi hình tròn hoặc hình elip có cuống và cuống này có thể lòi ra bên ngoài hậu môn khi người bệnh đi đại tiện. Polyp hậu môn do sự tăng sinh không kiểm soát của niêm mạc hậu môn và cũng có thể gây ra do biến chứng bệnh trĩ. So với các bệnh trực tràng – hậu môn khác, nhìn chung polyp hậu môn không quá nguy hiểm cho người bệnh. Nhưng nếu không được chữa trị kịp thời bệnh vẫn có thể gây biến chứng và tiềm ẩn nguy cơ ung thư.

Ngoài triệu chứng đi ngoài ra máu, ở mỗi trường hợp bệnh trên còn có các dấu hiệu đi kèm khác giúp người bệnh có thể nhận biết bệnh dễ dàng hơn. Do lượng thông tin chi tiết quá nhiều chúng tôi không thể trình bày cặn kẽ, mời bác tìm hiểu đầy đủ trong bài viết dưới đây:

Với trường hợp của bác Thái, chứng đi ngoài ra máu của bác đã kéo dài hơn tháng nay (mặc dù không xảy ra thường xuyên) nên rất có thể đây là dấu hiệu “ngầm thông báo” cơ thể bác đang mắc bệnh. Tuy nhiên, ngoài triệu chứng đi cầu ra máu, bác không thấy có biểu hiện nào khác nên chúng tôi chưa thể kết luận bác đang mắc triệu chứng bệnh gì. Để bảo vệ sức khỏe cũng như sớm tìm ra bệnh và có cách chữa kịp thời, bác hãy chủ động tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và được tư vấn trực tiếp.

Với câu hỏi “Bị thỉnh thoảng đi ngoài ra máu có sao không? Liệu có gây nguy hiểm hoặc đang mắc bệnh gì không?” của bác Minh Thái, chúng tôi xin gửi tới bác lời giải đáp như trên. Mong đưa được thông tin hữu ích tới bác.

Chúc bác cùng gia đình sức khỏe và bình an!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.