Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì ?

Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì

Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý thuộc vùng hậu môn – trực tràng khá phổ biến, đặc biệt thường gặp ở người hay bị táo bón. Vì bệnh xảy ra ở vị trí nhạy cảm nên nhiều người có tâm lý ngại ngần và không muốn điều trị. Tuy nhiên nếu bệnh để càng lâu lại càng sinh ra những biến chứng xấu.

Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì ?

(nứt hậu môn) là một vết rách nhỏ nằm ở ống hậu môn và gây đau, chảy máu khi đại tiện, thường gặp ở những người thường xuyên bị táo bón. Phân tồn đọng lâu ngày trong trực tràng sẽ to ra và rất cứng do nước bị tái hấp thu hết, do đó lúc bệnh nhân đi đại tiện, động tác gắng sức rặn làm rách hoặc nứt hậu môn. Một khi hậu môn bị nứt, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát khó chịu, đặc biệt là sau mỗi lần đại tiện.

Nứt kẽ hậu môn thường bị nhầm với các bệnh ở hậu môn khác như apxe hậu môn, polyp hậu môn… do các triệu chứng tương tự nhau. Ngoài ra, nứt kẽ hậu môn thường bị nhầm nhất với bệnh trĩ vì cả hai tình trạng này đều gây chảy máu trực tràng.

Cơ chế hình thành của bệnh nứt kẽ hậu môn là sự viêm nề đầu tiên ở phần đầu dưới của vết nứt, hình thành một tổn thương viêm nề do nhiễm trùng, làm phù nề hệ mạch máu, được gọi là khối da thừa. Sau đó, khối viêm nề này sẽ xơ hóa và hình thành mảnh da thừa xơ hóa.

Nếu sau một thời gian, vết nứt không lành sẽ tạo ra vết loét sâu đến lớp cơ thắt bên trong và biểu hiện ra thành các triệu chứng của bệnh.

Triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn

Triệu chứng chính của bệnh nứt kẽ hậu môn là đau hậu môn khi đi đại tiện, kèm cảm giác nóng rát trong và sau khi đi ngoài, cơn đau sẽ kéo dài một thời gian, sau đó dễ chịu hơn cho đến lần đi đại tiện kế tiếp.

Người bệnh có cảm giác đau nhói, đau dữ dội như vết cắt hoặc bị rách mỗi khi phân đi qua hậu môn, nhất là phân rắn.

Triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn 1Nứt kẽ hậu môn cũng có thể gây chảy máu, nhưng số lượng không nhiều, máu có màu đỏ nhạt.

Trong một vài trường hợp, vết nứt kẽ hậu môn có thể bị chảy dịch, bệnh nhân phát hiện ra vì thấy dịch dính vào quần lót.

Các bệnh phát sinh có thể đi kèm như đái buốt, đái rắt do hệ tiết niệu bị kích thích.

Kẽ nứt hậu môn rất dễ bị nhiễm trùng từ phân và gây nên ổ áp-xe giữa hai cơ thắt hay áp-xe quanh hậu môn, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm là rò hậu môn.

Nguyên nhân của bệnh nứt kẽ hậu môn

Táo bón thường được xem là nguyên nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn, do khối phân to, rắn, chắc, lúc đại tiện gây chấn thương ống hậu môn, đặc biệt là người bệnh táo bón dài ngày, tình trạng gây tổn thương cho ống hậu môn diễn ra thường xuyên.

Các bệnh lý viêm đại tràng, trực tràng, trĩ nội, bệnh viêm màng tiêu hóa gây ra loét đường tiêu hóa ở vùng hậu môn… cũng là một trong các nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn.

Tình trạng nứt kẽ hậu môn ở vị trí giữa, trước ống hậu môn có thể gặp ở phụ nữ sau sinh thường qua đường âm đạo.

80% trẻ em bị nứt hậu môn trong năm đầu tiên của cuộc đời, nguyên nhân chưa được thống kê đầy đủ

Nứt kẽ hậu môn cũng thường gặp ở người cao tuổi do hệ tuần hoàn kém khiến máu lưu thông đến vùng trực tràng giảm, hoặc do táo bón kéo dài với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không ?

Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không ? 1

Bệnh nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Vết nứt: nếu tình trạng vết nứt hậu môn nông, mảnh, chỉ là sự cọ sát phần ngoài niêm mạc hậu môn, thì có khả năng tự khỏi cao. Nếu vết nứt quá sâu và dài, thì khó có thể tự lành được.

Sức khỏe: nếu sức khỏe của bệnh nhân tốt, khả năng phục hồi vết thương nhanh, khả năng tăng sinh tế bào và hệ miễn dịch tốt thì bệnh nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi được.

Hậu môn: nếu bệnh nhân chỉ gặp duy nhất tình trạng nứt kẽ hậu môn mà không kèm các bệnh khác ở vùng hậu môn – trực tràng thì cơ thể có thể tự chữa lành nếu sức khỏe tốt. Ngược lại nếu bệnh nhân vừa bị nứt kẽ hậu môn vừa bị những bệnh lý ở vùng hậu môn trực tràng như táo bón mãn tính, tiêu chảy cấp, ruột kích thích, bệnh trĩ thì khả năng tự khỏi là không cao, ngoài ra bệnh nhân còn rất dễ bị biến chứng nặng thêm do tác động cộng gộp từ nhiều bệnh.

Nhìn chung, khả năng bệnh nứt kẽ hậu môn tự khỏi được là khá ít, vì hậu môn là nơi thường xuyên tiếp xúc với chất thải, nếu bị thương thì cũng rất dễ bị viêm nhiễm. Ngoài ra hậu môn cũng phải thường xuyên chịu áp lực khi khối phân rắn đi ra, nên không đủ cho vết thương có thời gian tự lành. Nếu chủ quan nghĩ bệnh nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi, bệnh nhân cứ để tình trạng diễn biến trong một thời gian dài thì bệnh có thể biến chứng thành một số tình trạng nguy hiểm như: vết nứt sâu hình thành nên rò hậu môn, vi khuẩn tấn công vào vết nứt gây nhiễm khuẩn, viêm loét, hoại tử…

Điều trị nứt kẽ hậu môn như thế nào ?

Điều trị những vết nứt hậu môn nhỏ thường bắt đầu từ việc thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều chất xơ để chấm dứt chứng táo bón.

Các bác sĩ cũng sẽ kê cho bạn 1 số dạng viên đặt trực tiếp vào vùng hậu môn( như Healit Rectan)  hoặc 1 số dạng gel bôi ( Gel bôi Healit) có tác dụng cầm máu, nhanh làm lành vết thương

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên ngồi ngâm hậu môn trong chậu  nước ấm pha với thuốc tím hoặc dung dịch iod povidon ít nhất 2 lần mỗi ngày. Cách này giúp giảm đau tạm thời.

Nếu đã được điều trị mà các triệu chứng không giảm, bệnh nhân cần phải phẫu thuật.

>> Tham khảo về:

+ Viên đặt hậu môn, trực tràng Healit Rectan

+ Gel liền thương Healit

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.