Đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu của bệnh gì?

Đi ngoài ra máu tươi
Không ít người băn khoăn lo lắng khi thấy máu tươi sau mỗi lần đi ngoài. Đây không phải là hiện tượng quá hiếm gặp nhưng để hiểu về nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này thì sự phán đoán dựa trên những suy nghĩ chủ quan đôi khi dẫn tới nhiều sai lầm trong điều trị. Bài viết này sẽ liệt kê ra những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đi ngoài ra máu để giúp các bạn có cái nhìn và cách điều trị hợp lý và đúng nhất đối với từng nguyên nhân của bệnh.

Tổng hợp những nguyên nhân đi ngoài ra máu

Tùy vào số lượng máu chảy ra đi kèm với từng triệu chứng khác mà phân biệt được từng loại bệnh khác nhau. Dưới đây là 7 nguyên nhân có thể dẫn đến triệu chứng đi ngoài ra máu điển hình, những nguyên nhân đầu thì thường gặp, tiếp đến là những nguyên nhân ít gặp hơn xếp từ trên xuống dưới.

1. Đi ngoài ra máu do táo bón

Theo thống kê ở khoa hậu môn, trực tràng có tới 50% nguyên nhân đi ngoài ra máu là do bệnh táo bón kéo dài.

Nguyên nhân đi ngoài ra máu ở táo bón là do khi bị táo bón phân sẽ khô cứng, vón thành cục lớn, khi đại tiện phải dặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, làm ống hậu môn bị sưng đỏ, phù nề, thậm chí rách kẽ hậu môn làm chảy máu…Đi ngoài ra máu do táo bón thường máu có màu đỏ tươi, bám trên phân.

Đi ngoài ra máu do táo bón là một triệu chứng thường gặp, nhưng không nguy hiểm, bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, siêng vận động, mục đích là để cải thiện táo bón, nếu hết táo bón nguy cơ đi ngoài ra máu sẽ mất hoàn toàn.

 

2. Đi ngoài ra máu do bị trĩ

2. Đi ngoài ra máu do bị trĩ 1

Đi ngoài ra máu tươi cũng có thể là dấu hiệu bệnh trĩ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do các đám rối tĩnh mạch trĩ giãn nở quá mức gây ra.

Người mắc trĩ khi rặn đại tiện sẽ thấy có máu tươi chảy ra ngoài theo phân và không lẫn vào phân. Ban đầu máu có thể chảy ít hoặc không thường xuyên xuất hiện. Đây là dấu hiệu bệnh trĩ ở mức độ nhẹ (trĩ cấp độ 1 và 2).

Về sau khi bệnh trĩ nặng lên, máu tươi bắt đầu chảy nhỏ giọt hoặc chảy thành tia (ở trĩ cấp độ 3 và 4) khiến người bệnh có thể bị thiếu máu, da vàng, hay ốm, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể chỉ trong một thời gian ngắn.

Ngoài triệu chứng đi cầu ra máu, người bệnh trĩ còn có một số biểu hiện cụ thể khác như: xảy ra hiện tượng sa búi trĩ (búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn) và xung quanh khu vực hậu môn xuất hiện dịch nhờn, có cảm giác ngứa, đau hoặc vướng víu có cả phù nề rất khó chịu.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh trĩ sẽ phát triển rất nhanh và có thể gây biến chứng cho vùng trực tràng – hậu môn như: nhiễm khuẩn, hoại tử búi trĩ, tắc mạch trĩ, sa nghẹt búi trĩ và ung thư đại trực tràng.

Có tới 50 % người bệnh đi ngoài ra máu là do táo bón và trong số 50% người bị táo bón đó có hơn 60% người bệnh bị trĩ. Có thể nói hầu hết bệnh trĩ do hệ quả của bệnh táo bón mà ra.

Để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh trĩ và cách khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu do trĩ bạn có thể tham khảo bài viết sau : Mọi điều cần biết về bệnh trĩ?

3. Đi ngoài ra máu do bệnh polyp đại tràng, trực tràng

3. Đi ngoài ra máu do bệnh polyp đại tràng, trực tràng 1

Hình ảnh bệnh polyp đại tràng

Đi ngoài ra máu cũng có thể là triệu chứng điển hình của bệnh Polyp đại tràng, trực tràng. Nếu thấy lượng máu chảy nhiều theo đợt, kể cả khi không bị táo bón mà vẫn bị chảy máu khi đi cầu thì rất có thể bạn đang bị Polyp đại, trực tràng.

Nếu người bệnh thường xuyên đi ngoài ra máu có thể dẫn đến tinh tráng thiếu máu trầm trọng. Ngoài ra nếu không được chữa trị hiệu quả các polyp này phát triển thầm lặng và có nguy cơ chuyển biến thành bệnh ung thư.

4. Đi ngoài ra máu do nứt rách kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn sẽ có biểu hiện là đau rát hậu môn, đi cầu ra máu đỏ tươi dính trên phân hoặc giấy vệ sinh, vết rách to có thể bị chảy thành từng giọt kèm theo đó là ngứa ngáy khó chịu, có da thừa và nhú hậu môn phì đại gần vết nứt.  Bệnh thường xảy ra ở những người táo bón kéo dài, dặn nhiều áp lực xuống hậu môn, làm hậu môn bị giãn quá mức nên bị rách, gây sưng, đau, chảy máu, viêm…

Nứt hậu môn và trĩ tuy là hai bệnh khác nhau nhưng rất dễ nhầm lẫn với nhau vì cả hai tình trạng này đều có thể gây ra đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn nhưng đi ngoài ra máu do bệnh trĩ thường nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như điều trị lâu hơn.

5. Đi ngoài ra máu do viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng (UC) có thể hiểu là những bất ổn trong phần đại tràng kéo dài (và không liên tục) dẫn đến hiện tượng viêm và loét đại tràng. Dấu hiệu đi ngoài ra máu khi bị viêm loét đại tràng là máu kèm dịch nhầy hoặc mủ, đau quặn bụng dưới, sốt, tiêu chảy phân lỏng trộn với máu (số lượng máu chảy không nhiều như bệnh trĩ). Ngoài ra, người bệnh có thể bị mệt mỏi kéo dài, giảm cân không rõ lý do, thiếu máu.

5. Đi ngoài ra máu do viêm loét đại tràng 1

Hình ảnh bệnh viêm loét đại tràng

6. Đi ngoài ra máu do ung thư đại trực tràng 

Đi ngoài ra máu của ung thư đại tràng thì máu có màu đỏ tươi, phủ lên trên phân kèm dịch nhầy có mùi hôi, tanh. Ngoài triệu chứng đi cầu ra máu người bệnh có thể phát hiện bệnh thông qua một số dấu hiệu nhận biết khác như: Đau bụng, chướng bụng, đi đại tiện thường khó khăn, phân lỏng nhưng có lúc lại bị chứng táo bón, tiểu tiện không tự chủ, có thể bị tiểu rắt, tiểu buốt khi khối u phát triển ảnh hưởng đến bàng quang, cơ thể luôn mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói và giảm cân không rõ nguyên nhân…

Ung thư đại tràng là một bệnh lý nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, bệnh này ở giai đoạn sớm thường hay nhầm lẫn với bệnh trĩ.  Vì vậy, khi có những dấu hiệu đi ngoài ra máu kèm theo những triệu chứng bất thường, bạn cần đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp

6. Đi ngoài ra máu do ung thư đại trực tràng  1

Đi ngoài ra máu cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư đại trực tràng

7. Đi ngoài ra máu do bệnh kiết lỵ

Kiết lị là bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn gây ra (cụ thể là vi khuẩn salmonella và shigella). Những vi khuẩn này được lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với các vi khuẩn có trong phân. Chúng cũng có thể lây nhiễm qua các thực phẩm bị ô nhiễm hoặc nước uống hoặc bơi lội trong nước bị ô nhiễm.

Biểu hiện của bệnh kiết kỵ là 

  • Tiêu chảy có máu và sủi bọt
  • Khó khăn khi đại tiện
  • Đau rát hậu môn
  • Đau quặn bụng ở manh tràng dọc theo khung đại tràng dễ nhầm lẫn với viêm ruột thừa và viêm loét đại tràng.
  • Đi tiểu nhiều lần ( 5 -10 lần/ngày)
  • Sốt, mất nước

Bệnh kiết lỵ thường kéo dài thời gian khoảng 1 tuần. Nếu không điều trị kịp thời có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng trầm trọng như: xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột thừa, thủng ruột, lồng ruột…Người bệnh nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và chú ý đến việc vệ sinh cá nhân và an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo nhanh khỏi bệnh, hạn chế tái phát.

Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu là triệu chứng không hiếm gặp, hầu như ai cũng có thể gặp phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Một số trường hợp không nguy hiểm và có thể tự khỏi, một số khác là triệu chứng nguy hiểm cần phải điều trị.

Tuy nhiên, rất nhiều người bị đại tiện ra máu thường xuyên nhưng lại chủ quan hoặc e ngại không chữa trị sớm. Theo các bác sĩ khoa tiêu hóa, không thể coi thường triệu chứng đi ngoài ra máu tươi vì rất có thể đây là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh kéo dài có thể làm cơ thể bị mất máu gây thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, thể chất suy yếu, sức đề kháng giảm… dẫn đến dễ mắc các bệnh khác.

Không những thế, một trường hợp đi cầu ra máu tươi là ‘trọng bệnh’ chẳng hạn như: Bệnh viêm loét đại trực tràng, polyp đại trực tràng, bệnh trĩ độ nặng, bệnh ung thư đại tràng.. Do đó, cần điều trị sớm ngay khi phát hiện triệu chứng đi ngoài ra máu.

Cách chữa đi ngoài ra máu tại nhà

Để việc chữa đi ngoài ra máu đạt hiệu quả, người bệnh cần kết hợp điều trị theo chỉ định của bác sỹ, với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. 2 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đi ngoài ra máu tươi là trĩ và táo bón. Vì vậy, để chấm dứt tình trạng này, người bệnh nên ăn các loại thực phẩm phù hợp để cải thiện chứng táo bón và trĩ.

Viên đặt hậu môn Healit Rectan là giải pháp tối ưu cho tình trạng đi ngoài ra máu gây ra bởi táo bón, trĩ và nứt kẽ hậu môn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.