Bệnh vảy nến và những biến chứng nguy hiểm khôn lường!

bệnh vảy nến

Vảy nến là bệnh mạn tính, ảnh hưởng đến 2 – 3% dân số thế giới với khoảng 125 triệu người mắc. Bệnh được đánh giá là lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm, vảy nến có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị bệnh. Vậy, làm thế nào để cải thiện bệnh hiệu quả?

Bệnh vảy nến là gì và dấu hiệu đặc trưng của bệnh vảy nến

Vảy nến là bệnh ngoài da do tự miễn, hình thành do sự rối loạn, suy yếu của hệ miễn dịch. Nhận biết các dấu hiệu vảy nến không khó, cụ thể:

– Da xuất hiện các tổn thương màu đỏ, sưng, viêm bằng giọt nước hoặc đường kính từ vài cm đến 10 – 20 cm.

– Bề mặt tổn thương có các vảy trắng, bạc, bong tróc.

– Tổn thương da có thể nứt nẻ, gây chảy máu và đau đớn.

– Bệnh thường xuất hiện ở vùng tì đè như đầu gối, khuỷu tay,…

– Ngứa ngáy có thể xuất hiện.

Bệnh vảy nến

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vảy nến chưa được nghiên cứu chính xác nhưng các chuyên gia nhận định, nó có liên quan đến sự suy yếu của hệ miễn dịch.

Hệ miễn dịch có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi mọi tác nhân gây hại từ môi trường như vi khuẩn, virus,… Tuy nhiên, khi bị vảy nến, hệ miễn dịch sẽ tấn công các tế bào da khỏe mạnh của cơ thể. Điều này khiến các tế bào da tăng sinh nhanh chóng và chết sau 3 – 4 ngày thay vì 28 – 30 ngày như bình thường. Các tế bào da chết tích tụ trên bề mặt da, gây nên tình trạng da sưng viêm, bong tróc vảy.

Ngoài nguyên nhân trên thì các yếu tố nguy cơ khác cũng kích hoạt vảy nến bùng phát, đó là:

– Yếu tố lịch sử gia đình mắc vảy nến.

– Yếu tố di truyền.

– Sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá.

Bệnh vảy nến 2

– Trầy xước da.

– Stress kéo dài.

– Béo phì, thừa cân.

Vảy nến có gây ngứa không?

Khoảng 50% người mắc vảy nến xuất hiện tình trạng ngứa ngáy trên các tổn thương da. Do đó, bạn có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm, những thuốc để giảm ngứa hiệu quả.

Vảy nến có lây không?

Vảy nến không phải do virus, vi khuẩn gây ra nên KHÔNG lây nhiễm qua tiếp xúc từ người bị bệnh sang người khác. Do đó, nếu bạn đã từng ôm, nắm tay hay dùng chung đồ với người mắc vảy nến thì hãy yên tâm nhé.

Biến chứng của vảy nến nếu không được điều trị là gì?

Vảy nến tuy lành tính, không ảnh hưởng đến tính mạng người mắc, nhưng nếu không được điều trị, bệnh có thể gây một số biến chứng sau đây:

Biến chứng lên thận

Vảy nến có thể ảnh hưởng đến thận, gây suy thận, hư thận nếu không được điều trị. Ngoài ra, nếu tự ý sử dụng thuốc, những tác dụng phụ của thuốc đến thận là khó tránh khỏi.

Biến chứng lên tim mạch và huyết áp

Vảy nến có thể ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch và làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp. Ngoài ra, nhiều loại thuốc điều trị vảy nến cũng làm tăng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ,…

Bệnh vảy nến 3

Biến chứng rối loạn chuyển hóa

Rối loạn chuyển hóa là nhóm bệnh bao gồm: Béo phì, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ của vảy nến và các tình trạng này.

Biến chứng tiểu đường type 2

Nếu bị loại vảy nến trung bình – nặng, bạn có nguy cơ cao bị tiểu đường type 2.

Biến chứng tâm lý

Người bệnh vảy nến luôn thấy rất tự ti, mặc cảm bởi những tổn thương trên người. Họ luôn co mình, ngại giao tiếp vì mặc cảm.

Giải pháp cải thiện bệnh vảy nến

Vảy nến chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn nhưng người bị bệnh vẫn có thể áp dụng nhiều biện pháp để cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa vảy nến tái phát. Chúng bao gồm:

– Sử dụng thuốc bôi ngoài da để giúp chống viêm, bong sừng bạt vảy.

– Sử dụng thuốc điều trị toàn thân: Đây là các loại thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch nên giúp giảm nhanh triệu chứng, tuy nhiên, hãy cẩn trọng những tác dụng phụ của thuốc.

– Liệu pháp quang hóa trị liệu: Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng mặt trời hoặc tia UV để cải thiện triệu chứng vảy nến.

– Thay đổi lối sống: Đây là phương pháp quan trọng và được các chuyên gia khuyến khích người bị bệnh vảy nến áp dụng.

+ Luôn giữ thái độ lạc quan với bệnh: Quản lý tốt stress, căng thẳng, xác định chung sống hòa bình với vảy nến, điều này giúp ổn định bệnh lâu dài.

+ Tăng cường vận động, ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần.

+ Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì.

+ Hạn chế sử dụng rượu bia, bỏ hút thuốc lá.

+ Bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời, tránh trầy xước da.

+ Không tự ý sử dụng thuốc.

+ Sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược thiên nhiên bôi ngoài để hỗ trợ điều trị, cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa vảy nến tái phát.

 

Bệnh vảy nến

Foratal – Giải pháp hữu hiệu cho viêm da cơ địa, vảy nến, á sừng

  • Dùng cho da có các triệu chứng như khô, ngứa, nứt nẻ, kích ứng với biểu hiện đóng vảy, hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa, vảy nến, á sừng ở chân tay, cơ thể và da đầu.
  • Các bệnh ngoài da do nhiễm virus và vi khuẩn.
  • Da bị kích ứng, mẩn đỏ, vết cắn do côn trùng.
  • Các vết thương nhỏ trên da như mụn trứng cá, trầy xước.

>>>Xem thêm về Foratal – Giải pháp hữu hiệu cho viêm da cơ địa, vảy nến, á sừng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.