Viêm Da Cơ Địa và những điều cần biết

Viêm da cơ địa là một bệnh lý viêm da mạn tính, thường xảy ra cùng với các bệnh mạn tính như hen suyễn, viêm mũi dị ứng,… Tuy không gây nguy hiểm nhưng khi bị sẽ gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Hôm nay, Nhà thuốc Thành Khoa sẽ chia sẻ những thông tin về bệnh lý này.

 

1. Viêm da cơ địa đặc điểm thế nào ?

Bệnh VDCĐ (Atopic Dermatitis-AD) hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, liken đơn dạng mạn tính. Đa số trường hợp bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ và bệnh rất hay tái phát. Bệnh có thể gây ra một số biến chứng mặc dù ít gây nguy hiểm.

2. Nguyên nhân của Viêm da cơ địa

VDCĐ liên quan khá chặt chẽ với cơ địa dị ứng hoặc có liên quan đến yếu tố gia đình mắc bệnh dị ứng (hen suyễn, viêm mũi dị ứng, tổ đỉa, chàm…) tức là di truyền. Kết quả tổng kết của các tác giả cho thấy 60% người bị VDCĐ, khi sinh con, con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh viêm da cơ địa. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em (khoảng 35%) hoặc do sức đề kháng của cơ thể kém hoặc ăn nhiều thực phẩm, gia vị có tính cay nóng (tiêu, ớt, mù tạt, dầu ăn, cà phê, rượu, bia… Ngoài ra, có thể gặp ở người mắc bệnh về gan làm cho gan bị tổn thương không thực hiện được chức năng thải độc của nó.

viêm da cơ địa có thể do tiếp xúc xà phòng

3. Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa

Theo bác sĩ Lê Phương – Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, mức độ tổn thương da do viêm da cơ địa gây ra phụ thuộc vào các yếu tố: Giai đoạn phát triển, độ tuổi, yếu tố kích thích.
Để thuận lợi cho việc phát hiện kịp thời và điều trị đúng hướng, bạn có thể nhận biết viêm da cơ địa như sau:

Nhận biết viêm da cơ địa cấp – mãn tính

Triệu chứng viêm da cơ địa có sự khác nhau rõ rệt giữa giai đoạn cấp tính và mãn tính:
Giai đoạn cấp tính:

  • Các vùng ban dát đỏ không có ranh giới rõ ràng hoặc đám sẩn đỏ xuất hiện trên da
  • Vùng da tổn thương có thể xuất hiện mụn nước nhỏ, li ti, rỉ dịch và không có vảy da
  • Da sẽ có hiện tượng phù nề và đóng vảy tiết sau đó
  • Da có thể bị loét, bội nhiễm nếu cào gãi mạnh, thường xuyên
  • Các vùng xuất hiện triệu chứng ở giai đoạn cấp tính thường là cằm, má, trán.
  • Trường hợp nặng, tổn thương da có thể lan rộng ra tay và khắp cơ thể.

Giai đoạn mãn tính:

Nối tiếp các triệu chứng cấp tính, bệnh sẽ chuyển sang bán cấp với các triệu chứng nhẹ hơn, da không rỉ dịch hay phù nề. Giai đoạn này tương đối mờ nhạt, dấu hiệu không quá rõ ràng và chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.

Tổn thương da phát triển đến một mức độ nhất định sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Các triệu chứng điển hình như sau:

  • Các vùng ban dát sẩn có xu hướng dày hơn, thâm nhiễm và tạo ranh giới so với vùng da xung quanh
  • Xuất hiện các vết nứt da gây đau rát và chảy máu, hiện tượng liken hoá (hằn cổ trâu)
  • Tổn thương tập trung tại các vùng có nếp gấp lớn, ngón chân, ngón tay, gáy, lòng bàn tay, lòng bàn chân,…

Nhận biết viêm da cơ địa qua độ tuổi

Viêm da cơ địa còn có sự khác biệt về triệu chứng theo độ tuổi. Như đã nói, đây là bệnh da liễu có khoảng 60% ca bệnh khởi phát ở những năm tháng đầu đời (1-12 tháng tuổi), 30% từ 1 đến 6 tuổi và dưới 10% phát bệnh trên 6 tuổi.

Viêm da cơ địa ở trẻ em:

  • Viêm da cơ địa ở trẻ em thường đi kèm với hiện tượng viêm kết mạc dị ứng hoặc đục thuỷ tinh thể
  • Độ tuổi thường gặp gồm trẻ em (2-3 tuổi) và thanh thiếu niên (12-20 tuổi)
  • Triệu chứng điển hình: Da dày sừng, thâm nhiễm, có vết nứt
  • Khu vực tổn thương da: Vùng có nếp gấp và tỳ đè như đầu gối, khuỷu tay, mặt duỗi các chi.

 

4. Điều trị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa không thể điều trị dứt điểm hay điều trị dựa vào nguyên nhân. Đây là một bệnh chủ yếu điều trị hỗ trợ để giảm ngứa, giảm các triệu chứng bên ngoài.

Điều trị bằng thuốc uống

Các trường hợp cần sử dụng thuốc uống trong điều trị bệnh này chủ yếu là ngăn ngừa và điều trị bội nhiễm vi khuẩn. Sử dụng các thuốc kháng sinh với liều thích hợp có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh. Ngoài ra trong các trường hợp nặng cần sử dụng thêm thuốc kháng histamin để hạn chế tình trạng ngứa và gãi quá mức.

Điều trị bằng thuốc bôi

Thuốc bôi ngoài da là liệu pháp thường được sử dụng để giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, viêm nhiễm ngoài da.

  • Kem chống ngứa: Bôi trực tiếp vào vị trí da bị ngứa, tổn thương.

  • Kem bôi kháng viêm không chứa steroid: Kem này có tác dụng tích cực giúp cho các vết chàm ngứa bớt sưng viêm, bớt đỏ. Tuy nhiên không nên dùng kem trong thời gian dài và trên diện rộng, sử dụng kem bôi chứa corticoid cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước.

  • Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm giúp cung cấp độ ẩm cho da, hạn chế nứt nẻ, đặc biệt là vào thời tiết khô hanh.

Nguyên tắc phòng bệnh

Cần hạn chế tiếp xúc với các loại dễ gây dị ứng như mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hoặc hóa chất gây dị ứng, lông chó, mèo hoặc các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, dễ kích thích (tôm, cua,…). Mỗi khi thời tiết chuyển mùa, cần cảnh giác bệnh xuất hiện hoặc tái phát, nếu thấy dấu hiệu xuất hiện cần đi khám bệnh ngay. Giữ vệ sinh sạch sẽ thân thể và vệ môi trường sống tốt. Nếu đã mắc VDCĐ, nên tắm nước ấm thay vì nước lạnh. Hàng ngày nên uống đủ nước và dinh dưỡng đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.