Bệnh trĩ và những điều cần biết

Bệnh trĩ là gì ?

Bệnh trĩ (lòi dom) là bệnh lý tại hậu môn – trực tràng phổ biến ở người trưởng thành và người cao tuổi. Nguyên nhân thường gặp là do táo bón, tiêu chảy lâu ngày, ăn uống, sinh hoạt không điều độ hoặc do ảnh hưởng của các giai đoạn như mang thai, hành kinh, sinh nở… Bệnh trĩ không gây nguy hiểm tính mạng nhưng gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt trong cuộc sống, đến hiệu suất lao động, học tập và tâm sinh lý.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh trĩ bắt nguồn từ hiện tượng giãn tĩnh mạch ở thành hậu môn – trực tràng do tăng áp lực hoặc do thành tĩnh mạch suy yếu. Tĩnh mạch phình giãn khiến máu ứ đọng và tạo thành cấu trúc dạng búi ở phía trên hoặc dưới đường lược.

Các yếu tố dẫn tới bệnh trĩ bao gồm:

  • Thói quen ăn uống: Gần như người bị bệnh trĩ đều có chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước, sử dụng nhiều cà phê, lạm dụng rượu bia, ăn cay nóng, dùng thức ăn khó tiêu và dễ gây táo bón.

  • Rối loạn tiêu hóa mãn tính: Rối loạn tiêu hóa mạn tính như lị, tiêu chảy, táo bón kéo dài có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn, gây suy yếu, phình giãn thành mạch và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Béo phì và lười vận động: Cân nặng quá mức có thể làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn. Nếu có thói quen lười vận động, tĩnh mạch có thể bị suy yếu, giãn phình, ứ máu và tạo thành cấu trúc dạng búi.
  • Ảnh hưởng của các giai đoạn sinh lý: Ngoài ra, tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn – trực tràng cũng có thể do ảnh hưởng của một số giai đoạn sinh lý như mang thai, hành kinh, quá trình sinh nở và rối loạn nội tiết tố.

Phân loại:

Dựa vào vị trĩ giải phẫu, bệnh trĩ được thành 3 loại sau:

·        Trĩ ngoại: Trĩ ngoại là tình trạng phình giãn tĩnh mạch nằm bên dưới đường lược. Do xuất hiện ở gần bên ngoài ống hậu môn nên trĩ ngoại dễ nhận biết – ngay cả trong giai đoạn mới phát.

·        Trĩ nội: Trĩ nội xảy ra khi chân búi trĩ nằm trên đường lược và búi trĩ được phủ bởi niêm mạc tuyến của trực tràng. Trĩ nội phát triển sâu trong ống trực tràng nên thường khó phát hiện và nhận biết ở giai đoạn đầu.

·        Trĩ hỗn hợp: Trĩ hỗn hợp đề cập đến tình trạng xuất hiện búi trĩ ở cả trên và dưới đường lược.

Giai đoạn phát triển của bệnh trĩ được xác định thông qua mức độ sa của búi trĩ. Bao gồm:

·        Trĩ độ 1: Là bệnh ở giai đoạn mới phát, búi trĩ nằm gọn trong ống trực tràng và chỉ lòi ra lỗ hậu môn khi rặn đại tiện hoặc lao động nặng. Lúc này, búi trĩ chỉ thập thò và chưa lòi khỏi hậu môn, dễ gây chảy máu – đặc biệt là sau khi đại tiện.

·        Trĩ độ 2: Trĩ độ 2 đặc trưng bởi tình trạng búi trĩ phát triển to rõ rệt và lòi hẳn ra khỏi lỗ hậu môn khi rặn đại tiện. Tuy nhiên khi thôi rặn, búi trĩ có thể tự co vào mà không cần sử dụng tay.

·        Trĩ độ 3: Lúc này, các búi trĩ có xu hướng gia tăng kích thước và lòi hẳn ra bên ngoài khi rặn, lao động nặng,… Khác với giai đoạn 2, ở giai đoạn này búi trĩ không tự co vào mà bắt buộc phải dùng tay đẩy. Bệnh trĩ độ 3 có thể gây chảy máu kéo dài và dẫn đến chứng thiếu máu.

·        Trĩ độ 4: Xảy ra khi các búi trĩ ứ máu và gia tăng kích thước đáng kể, ngoài búi trĩ chính còn phát triển các búi trĩ phụ. Ở giai đoạn 4, búi trĩ sa hoàn toàn ra ngoài ống hậu môn và hoàn toàn không thể co vào – ngay cả khi sử dụng tay.

Chẩn đoán bệnh trĩ:

Các triệu chứng của bệnh trĩ có thể bị nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa dưới và ung thư trực tràng. Hơn nữa, bệnh trĩ cũng có thể biểu hiện của một số bệnh lý hệ thống. Vì vậy trước khi can thiệp điều trị, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán sau:

·        Thăm khám lâm sàng, khai thác triệu chứng cơ năng, tiền sử sức khỏe của bản thân và gia đình

·        Nội soi nhằm xác định chân búi trĩ và loại trừ các khả năng khác như polyp đại tràng và ung thư trực tràng

·        Ngoài ra, bác sĩ có thể sinh thiết mô hoặc thăm khám tổng quát để loại trừ các khả năng có thể xảy ra.

Hầu hết các trường hợp bị trĩ đều có biểu hiện thực thể và triệu chứng cơ năng điển hình. Vì vậy phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất là thăm khám lâm sàng và nội soi trực tràng – hậu môn.

 

Healit Rectan – Giải pháp hiệu quả cho bệnh trĩ

Healit RECTAN có cấu trúc cao phân tử nên không hấp thu vào cơ thể, sản phẩm có thể dùng cho mọi lứa tuổi, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và đang cho con bú, trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.

 

Khi bị tổn thương vùng hậu môn, trực tràng nên đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân và chế độ đi đại tiện đều đặn. Do vậy nên uống đầy đủ nước và tránh dùng thực phẩm nhiều gia vị, tăng cường sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ.

Sản phẩm có thể sử dụng dài ngày (nhiều nhất là 30 ngày). Nhà sản xuất khuyến cáo, sau khi sử dụng 7 ngày nếu không thấy thuyên giảm tình trạng bệnh, hoặc ngược lại làm tăng tình trạng bệnh, nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.