Các loại sẹo và phương pháp điều trị

1. Sự hình thành của sẹo

Sẹo là một phần tự nhiên của quá trình chữa lành vết thương sau sự cố, chấn thương. Sự xuất hiện và điều trị sẹo cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Độ sâu của sẹo
  • Kích thước vết thương
  • Vị trí
  • Tuổi
  • Gen
  • Giới tính

2. Phân loại sẹo thường gặp

Một vào vết sẹo trên cơ thể có thể gây mất thẩm mỹ và khiến bạn mất tự tin. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và chẩn đoán. Việc này sẽ giúp bác sĩ da liễu chẩn đoán loại sẹo bạn đang gặp phải và đưa ra phương pháp điều trị sẹo hiệu quả nhất. Sau đây là các loại sẹo thường gặp:

2.1. Sẹo lồi

Sẹo lồi hình thành là dấu hiệu của vết thương đang lành. Loại sẹo này thường gặp nhất ở những người có làn da sẫm màu. Ngoài ra, nếu bạn có sẹo lồi lớn ở vị trí lưng và vai nhưng không nhớ mình đã bị thương trên da thì cần thận trọng. Bởi đây có thể là dấu hiệu của ung thư da. Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu để xác định đây chỉ là một vết sẹo lồi thường hay ung thư da. Đôi khi, bệnh ung thư da phát triển thành sẹo.

Bạn có thể giảm nguy cơ ung thư da bằng cách luôn thoa kem chống nắng khi quần áo không che được vết sẹo. Để cung cấp cho bạn sự bảo vệ cần thiết, hãy luôn sử dụng kem chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn. Bạn cũng nên tránh giường tắm nắng để giảm nguy cơ phát triển ung thư da.

2.2. Sẹo co rút

Đây là dấu hiệu của của vết thương nghiêm trọng do bị bỏng gây ra. Những vết sẹo này làm căng da, có thể làm giảm khả năng di chuyển của bạn. Sẹo co rút cũng có thể đi sâu vào trong gây ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh.

2.3. Sẹo phì đại

Đây là những vết sẹo lồi, có màu đỏ tương tự như sẹo lồi. Nhưng sẹo phì đại không vượt ra ngoài ranh giới của tổn thương.

2.4. Sẹo mụn

Tình trạng mụn trứng cá nặng, bị viêm nhiễm có thể nên những vết sẹo. Có nhiều loại sẹo mụn, từ sẹo rỗ sâu đến sẹo có góc cạnh. Các lựa chọn điều trị sẹo mụn trứng cá tùy thuộc vào loại sẹo mụn của bạn.

Tóm lại, sẹo rất phức tạp, để được điều trị một cách an toàn và hiệu quả, bạn cần thông báo đến bác sĩ tình hình sức khỏe của bạn và loại sẹo mà bạn có.

3. Điều trị sẹo

Các loại sẹo khác nhau sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Tuổi tác và thời gian bạn bị sẹo cũng có thể ảnh hưởng đến các loại điều trị phù hợp nhất với bạn. Dưới đây là một số phương pháp điều trị sẹo hiệu quả:

3.1. Phương pháp điều trị bao gồm tiêm steroid để giảm viêm

Tiêm corticosteroid cũng được sử dụng rộng rãi để điều trị sẹo lồi và sẹo phì đại. Theo đó, bác sĩ da liễu sẽ tiêm corticosteroid trực tiếp vào vết sẹo để:

  • Giảm kích thước của sẹo lồi hoặc sẹo phì đại
  • Giảm các triệu chứng ngứa và đau

Các nghiên cứu cho thấy rằng tiêm corticosteroid có thể làm giảm kích thước của sẹo từ 50% trở lên. Để có được kết quả, hầu hết mọi người cần nhiều hơn một lần điều trị. Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi áp dụng tiêm corticosteroid như: sẹo có thể quay trở lại, da mỏng hơn và xuất hiện các đốm đen tại vị trí tiêm.

3.2. Áp dụng tấm gel silicon để làm phẳng vết sẹo

Các nghiên cứu cho thấy rằng các tấm gel silicone đạt hiệu quả điều trị sẹo tốt hơn so với thuốc mỡ silicone. Các tấm gel này có độ mỏng và tự dính. Bạn nên sử dụng chúng sau khi vết thương đã liền miệng. Để có được kết quả, bạn phải đắp một tấm gel mỗi ngày, thường xuyên trong nhiều tháng. Việc sử dụng tấm gel silicone ở cùng một chỗ mỗi ngày có thể gây ra tác dụng phụ như: phát ban, ngứa,…

3.3. Phương pháp áp lạnh (liệu pháp đông lạnh sử dụng nitơ lỏng)

Phương pháp điều trị này sẽ đóng băng vết sẹo, từ từ phá hủy mô sẹo. Các bác sĩ da liễu đã sử dụng phương pháp điều trị này trong nhiều năm nhằm giảm kích thước sẹo lồi và cải thiện tình trạng đau, ngứa, cứng và đổi màu da.

Sau một lần điều trị, phương pháp áp lạnh có thể làm giảm kích thước vết sẹo từ 50% trở lên. Để giảm kích thước của sẹo hơn nữa, người bệnh cũng có thể được tiêm thuốc corticosteroid hoặc 5-FU.

3.4. Phẫu thuật sẹo

Trong quá trình điều trị này, bác sĩ phẫu thuật da liễu sẽ cắt sẹo. Phẫu thuật sẹo giúp làm giảm kích thước sẹo lồi, tăng khả năng cử động của bạn nếu vết sẹo gây hạn chế cử động

Mặc dù phẫu thuật khá hiệu quả nhưng nó thường chỉ là một lựa chọn khi các phương pháp điều trị trên không thành công. Vết sẹo có thể quay trở lại sau một thời gian phẫu thuật. Để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, bác sĩ phẫu thuật thường để lại đường viền của sẹo lồi.

 

3.5. Liệu pháp laser

Các nghiên cứu cho thấy liệu pháp laser hoặc laser nhuộm xung có thể mang lại hiệu quả cho bệnh nhân điều trị sẹo. Để mang lại cho bệnh nhân kết quả tốt nhất từ ​​điều trị bằng laser, bác sĩ da liễu cũng có thể kết hợp tiêm thuốc corticosteroid hoặc 5-FU vào vết sẹo.

3.6. Xạ trị

Các nghiên cứu cho thấy rằng xạ trị có thể đạt hiệu quả trong điều trị sẹo như:

  • Giảm sẹo lồi khi các phương pháp điều trị khác thất bại
  • Giảm ngứa và khó chịu
  • Giảm nguy cơ sẹo quay trở lại sau khi phẫu thuật sẹo

Rất ít bệnh nhân được xạ trị vì lo ngại có thể gây ung thư nhiều năm sau đó. Các tác dụng phụ khác của phương pháp này có thể xảy ra bao gồm: xuất hiện các đốm đen, ngứa đỏ da và sưng.

Sẹo gây mất tính thẩm mỹ, làm người bệnh mất tự tin khi giao tiếp cũng như nhiều hoạt động thường ngay. Để điều trị sẹo thì bạn cần được thăm khám chuyên sâu, xác định loại sẹo và cân nhắc các phương pháp điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn tối đa.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.