Các bước xử lý vết thương hở tại nhà chuẩn, tránh nhiễm trùng

Xử lý vết thương hở tại nhà

Hầu hết mọi người đều bị vài lần vết thương hở trong đời và xử lý chúng ngay tại nhà. Tuy nhiên, bạn đã biết xử lý vết thương hở tại nhà đúng cách và tránh nhiễm trùng?

Có mấy loại vết thương hở?

Để xử lý vết thương hở đúng cách bạn cần phải biết nhận dạng chúng. Tùy thuộc vào nguyên nhân, vết thương hở có thể được phân thành 4 dạng như sau:

  • Vết trầy xước: Da bị trầy xước khi cọ xát vào bề mặt nhám và cứng như mặt đường khi té xe. Vết thương dạng này thường ít chảy máu, nhưng vẫn cần rửa sạch để tránh bị nhiễm trùng.
  • Vết rách: Bất cẩn khi sử dụng dao, các dụng cụ và máy móc thường xảy ra rách da. Trường hợp vết rách sâu, máu có thể chảy nhiều và ồ ạt.
  • Vết thủng: Vết thương thường có dạng một lỗ nhỏ gây ra bởi các vật dài, nhọn như móng tay hoặc kim. Trường hợp này có thể máu chảy không nhiều nhưng sâu đến các cơ quan bên trong. Nên khám bác sĩ để tiêm vắc-xin uốn ván và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Vết thương mất da: Một phần da và mô dưới da bị rách và rơi ra hẳn. Vết thương thường xảy ra sau một tai nạn khốc liệt như xe cán nát người, nổ hay súng bắn. Tình huống như thế này máu chảy ồ ạt rất nhiều.

Các bước xử lý vết thương hở tại nhà

Những vết thương nhỏ có thể được xử lý tại nhà theo các bước sau:

  • Rửa sạch tay trước khi thao tác để tránh bị nhiễm trùng là bước đầu tiên bạn nên thực hiện khi xử lý vết thương hở
  • Cầm máu bằng cách ép nhẹ một miếng vải hoặc băng sạch vào vết thương và nâng cao lên cho đến khi máu ngừng chảy. Mặc dù về cơ bản, những vết trầy xước và vết thương nhỏ thường tự cầm máu
  • Làm sạch vết thương. Đây cũng là một bước quan trọng cần lưu ý khi xử lý vết thương hở để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Hãy rửa vết thương dưới vòi nước chảy; rửa vùng xung quanh với xà phòng và không được để dính vào vết thương; không sử dụng cồn và iot vì gây rát da; dùng nhíp sạch đã rửa với cồn để loại bỏ bụi và các mảnh dính
Cầm máu là bước quan trọng để xử lý vết thương tại nhà
Cầm máu là bước quan trọng để xử lý vết thương tại nhà
  • Dùng Gel lành thương ướt Healit: Giúp nhanh làm lành vết thương, hạn chế sẹo.
Dùng Gel bôi Healit để thúc đầy nhanh quá trình cầm máu, lành thương
Dùng Gel bôi Healit để thúc đầy nhanh quá trình cầm máu, lành thương
  • Băng vết thương lại bằng cách đặt một miếng băng hoặc gạc lên và cố định bằng băng keo để giữ vết thương sạch. Nếu là một vết trầy xước nhỏ thì không cần.
  • Thay băng ít nhất một lần một ngày hoặc bất kỳ khi nào miếng băng trở nên ướt và bẩn cũng là điều bạn nên lưu tâm trong xử lý vết thương hở
  • Tiêm vắc-xin uốn ván nếu chưa tiêm trong vòng 5 năm trở lại, đồng thời vết thương sâu và dính bẩn.
  • Kiểm tra nếu có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ, đau. Trường hợp này nên đi khám bác sĩ.
  • Mặc dù có thể theo dõi và xử lý vết thương hở tại nhà, nhưng bạn nên đi khám bác sĩ nếu rơi vào một trong những trường hợp sau:

    • Vết thương sâu hơn 1,5cm
    • Chảy máu liên tục mặc dù đã ép lại
    • Chảy máu kéo dài hơn 20 phút
    • Chảy máu do một tai nạn nghiêm trọng.

    Cần nhớ dù cho đó là một vết thương nhỏ hay nghiêm trọng, việc sơ cứu xử lý vết thương hở đúng cách, nhanh chóng, kịp thời sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ nhiễm trùng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.